cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Một số giải pháp thực hiện Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non năm 2019

Thứ năm - 28/02/2019 01:33
byporno.net - Thực hiện kế hoạch Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non năm 2018, cấp học mầm non của tỉnh Điện Biên cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Một số kết quả nổi bật trong năm 2018 xin được chia sẻ như sau:
Toàn tỉnh hiện có 174 trường mầm non đang hoạt động giáo dục với 2.322 nhóm, lớp mầm non và 56.929 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 70,5%. Tổng số trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đi học 48.857 trẻ. Trong đó trẻ: nhà trẻ: 10.657 đạt 33,9% (vượt kế hoạch 5,4%); mẫu giáo: 38.200 trẻ, đạt 97,9% (vượt kế hoạch 1,3%); riêng trẻ 5 tuổi: 12.568, đạt 99,4%.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã lập chuyên mục tuyên truyền về Đề án Tăng cường tiếng Việt trên trang thông tin điện tử của ngành nhằm giới thiệu, phổ biến, nhân rộng những cách làm hay, phù hợp với đặc thù của địa phương.
Hoạt động kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; hỗ trợ việc triển khai thực hiện chuyên đề ở các điểm trường lẻ xa trung tâm được quan tâm thực hiện.
Các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) đã thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ tiếng Việt của trẻ hơn; tích cực tổ chức một số hoạt động như hội thi, giao lưu như: “Ngày hội đọc thơ, kể chuyện cùng bé”, “Kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi”, “Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi TCTV”, xây dựng góc “Thư viện thân thiện”, góc “Địa phương”… tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giao lưu tiếng Việt.

Một số sản phẩm tại hội thi “Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi TCTV” của trường MN xã Hua Thanh huyện Điện Biên
 Nhiều đơn vị đã quan tâm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi theo danh mục quy định và phát triển phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồng thời huy động được cha mẹ trẻ tham gia làm đồ chơi, sưu tầm học liệu… cho trẻ sử dụng ở trường.
Tổ chức tập huấn hướng dẫn 100% giáo viên mầm non sử dụng tài liệu “Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số”.
Một số đơn vị tích cực huy động được các nhà tài trợ, dự án, tổ chức thiện nguyện bổ sung, nâng cấp các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng khó khăn, xây dựng môi trường TCTV cho trẻ ở trường, gia đình.
Các phòng giáo dục và đào tạo đã lựa chọn trường và chỉ đạo thực hiện điểm Đề án nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở các trường có điều kiện, đặc điểm đặc thù tương đồng.
Bên cạnh những kết quả đó, việc thực hiện Đề án này còn một số hạn chế, khó khăn như sau:
Một số điểm trường còn nhiều khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, thiếu giáo viên, điều kiện sinh hoạt của giáo viên còn thiếu thốn.
Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực, đặc biệt là giáo viên mới ra trường dạy ở điểm trường lẻ nên ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện chương trình GDMN và chất lượng thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Để đạt mục tiêu huy động ít nhất 37% trẻ nhà trẻ và 98% trẻ mẫu giáo là người dân tộc thiểu số ra lớp và thực hiện tăng cường tiếng Việt, GDMN tỉnh Điện Biên chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2019 như:
Một là, tiếp tục tăng tỷ lệ huy động trẻ người dân tộc thiểu số đi học và đi học chuyên cần tại các cơ sở GDMN.
Hai là, tăng cường truyền thông về TCTV cho trẻ em mầm non tới các cấp quản lý nhà nước và cộng đồng huy động sự vào cuộc của nhiều lực lượng để thực hiện Đề án.
Ba là, tham mưu ban hành chính sách riêng của tỉnh về hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Bốn là, triển khai thực hiện chuyên đề “Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ tại các cở sở GDMN có đông trẻ DTTS”.
Năm là, tiếp tục bổ sung học liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường TCTV thông qua đầu tư mua mới và phong trào tự làm.
Sáu là, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện TCTV cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp học mầm non.
Bảy là, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục huy động nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện, nâng cao chất lượng thực hiện Đề án.
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ nói chung và hoạt động tăng cường tiếng Việt nói riêng, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập614
  • Máy chủ tìm kiếm457
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay104,393
  • Tháng hiện tại1,116,416
  • Tổng lượt truy cập66,386,462
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi