cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Ánh sáng từ lớp xóa mù chữ nơi cực Tây

Thứ ba - 22/08/2023 08:30
byporno.net - Các lớp xóa mù tại vùng biên giới ở Mường Nhé đang nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác tại địa phương còn nhiều khó khăn này.
Ngày khai giảng ở lớp xóa mù bản Tà Hàng, xã Mường Toong
Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) là huyện biên giới điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều. 
Nhiều học viên từng học qua các lớp phổ thông hoặc các lớp xóa mù chữ, nhưng do sống ở vùng sâu, vùng xa cách biệt trung tâm huyện, xã nên nhiều người dân tộc thiểu số lại tái mù chữ vì ít sử dụng. 
Những năm qua, công tác xóa mù cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới đặc biệt khó khăn được các cấp đảng ủy, chính quyền, ngành giáo dục của huyện Mường Nhé quan tâm đặc biệt.
Các học viên người dân tộc thiểu số đã vượt qua tự ti của bản thân khi tích cực tham gia các lớp xóa mù
Dù là một trong những học viên lớn tuổi nhất khi đã 53 tuổi nhưng ông Sùng A Vàng (sinh năm 1970, trú tại bản Húi To 2- xã Chung Chải) rất chăm chú học đọc, viết. Dù lớp học tổ chức vào các buổi tối, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần nhưng ông Vàng đi học rất chuyên cần. Bất kể trường mưa, giá rét ông Vàng cũng đến lớp đầy đủ và gần như sớm nhất.
Ông Vàng kể, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chúng tôi không được học chữ. Đầu năm 2022 được xã vận động tham gia lớp xóa mù chữ do trường PTDTBC Tiểu học Chung Chải tổ chức, tôi cũng thu xếp công việc gia đình để tham gia. Sau thời gian học tập, hiện nay, tôi đã có thể viết và đọc, tôi hạnh phúc lắm, bản thân cũng tự tin hơn khi giao tiếp xã hội.
Thầy giáo Lý Văn Hiệu, giáo viên giảng dạy tại lớp xóa mù tại bản Húi To cho biết, lớp học tại bản Húi To có 20 học viên, trải từ độ tuổi 14 đến 60 trong đó học viên nhỏ tuổi nhất sinh năm 2009 và học viên lớn tuổi nhất sinh năm 1970 với 100% là đồng bào dân tộc H’mông.
Các lớp học xóa mù đã góp phần nâng cao dân trí cho vùng biên giới cực Tây.
Các học viên của lớp đã xóa bỏ ngại ngùng và rất ham học chữ. Hàng ngày quen với cái cuốc, cái cày nên học chữ ban đầu gặp không ít khó khăn.
Chính vì vậy, các thầy cô giáo phải rất kiên trì để các học viên không nản. Dù khó khăn nhưng đến nay phần lớn các học viên cũng đã có thể tự viết tên mình, đọc được đoạn văn và tính toán trong phạm vi 100.
Tại bản Tà Hàng, xã Mường Toong, lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ của giá viên Nguyễn Chí Thông và Voòng Xín Nàn đón rất nhiều học viên lớn tuổi khi có đến 17 người có độ tuổi từ 36 – 60, tất cả đều đã học xóa mù xong nhưng vẫn theo học lớp giáo dục tiếp tục.
Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Chí Thông, nguyện vọng của các học viên không dừng lại ở biết chữ mà còn phải sử dụng thành thạo, nâng cao hiểu biết để có cơ hội thoát nghèo.
Học lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ khó hơn nhiều so với lớp xóa mù, tuổi cũng đã cao tiếp thu cũng khó khăn hơn. Tuy vậy, chị Giàng Thị Dê (sinh năm 1979, trú tại bản Tà Hàng) vẫn cố gắng học để nâng cao hiểu biết. Những gì khó quá thì hỏi thầy, hỏi…cháu.
Các chị em phụ nữ có thể tính toán thành thạo các phép cộng trừ, nhân chia.
Tinh thần ham học hỏi của các học viên cũng giúp các giáo viên vơi đi vất vả đôi phần.
Ông Phạm Thuyết Chùy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cho biết: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW phù hợp với điều kiện ở địa Phòng đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể huyện, chính quyền các xã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn.
Bên cạnh việc xây dựng, duy trì chất lượng phổ cập trong các nhà trường, thì đặc biệt quan tâm rà soát đến đối tượng độ tuổi từ 15 - 60 tuổi chưa biết chữ. Từ đó phối hợp với cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện để mở các lớp xóa mù chữ tại các bản.
Ngoài ra, huyện Mường Nhé phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng trong công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, bởi tỷ lệ người mù chữ, tái mù của huyện tập trung nhiều ở khu vực biên giới.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác huy động người mù chữ tham gia các lớp xóa mù chữ còn gặp nhiều khó khăn, phần do dân trí người dân còn thấp, phần do thời gian tổ chức lớp học chủ yếu vào buổi tối, hay trùng vào thời gian mùa vụ dẫn đến khó huy động được học viên  ra lớp học xóa mù chữ.
Để có được sự tham gia đông đảo, chuyên cần của bà con tại các lớp xóa mù chữ, khi được giao nhiệm vụ tổ chức lớp, các thầy, cô giáo của các trưởng Tiểu học trên địa bàn chủ động cùng cán bộ xã, bản đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con.
Trong tuyên truyền, các thầy, cô giáo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của biết chữ trong đời sống, nhất là trong xã hội hiện nay ai cũng có điện thoại nhưng không biết chữ thì sử dụng rất khó, nhất là điện thoại thông minh. Bà con không biết lưu số điện thoại, không nhắn tin được cho người thân và đọc tin tức trên báo điện tử. 
Cùng với đó, khi hưởng các chế độ, chính sách cũng không ký tên được. Hiểu được học chữ là cần thiết và hiểu tấm lòng các thầy, cô giáo, bà con đã đăng ký theo học rất đông; sĩ số các lớp cũng luôn đảm bảo trên 80% hằng ngày.
Thời gian tới, ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Mường Nhé tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ đi học; rà soát, thống kê nhu cầu để tổ chức lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Từ đó nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên – ông Nguyễn Văn Đoạt cho biết: Thời gian tới, ngành sẽ ưu tiên bố trí đủ giáo viên thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; cử giáo viên cốt cán tập huấn thực hiện chương trình xóa mù chữ mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao tỷ lệ và chất lượng xóa mù chữ; tổ chức các lớp học xóa mù chữ linh hoạt về thời gian, địa điểm, phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên theo học, bảo đảm số lượng và chất lượng./.
 

Tác giả: quản trị

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm94
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay53,548
  • Tháng hiện tại875,808
  • Tổng lượt truy cập66,145,854
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi